Lốp xe nâng là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy nên chọn lốp đặc hay lốp hơi thì tốt hơn? Cùng tìm hiểu một số thông tin về lốp xe nâng cũng như cách lựa chọn loại phù hợp.
1. Lốp xe nâng có vai trò gì?
2. Phân loại Lốp xe nâng
Cùng XENANGTAIDAY.COM tìm hiểu Lốp đặc và Lốp hơi khác nhau điểm gì các bạn nhé!
Vỏ đặc xe nâng
Cấu tạo của vỏ đặc xe nâng bao gồm:
- Mặt vỏ: lớp mặt ngoài cùng, làm từ cao su với
các rãnh xẻ với khối hình và kích thước bằng nhau. Đây là lớp tiếp xúc với mặt
đường, gia tăng độ bám và hạn chế được hao mòn tự nhiên cao nhất.
Nếu so sánh với vỏ hơi thì đây được ví như gai vỏ
của vỏ đặc.
- Lớp đệm trung tâm: là lớp tiếp xúc với mặt vỏ
và lớp trong, nhằm gia tăng sự kết nối giữa hai lớp này. Lớp đệm tương đối cứng
và bánh xe to hay nhỏ còn tùy thuộc vào lớp đệm.
- Lớp cao su cứng phía trong: Do phải tiếp xúc
trực tiếp với mâm xe nên lớp này thường rất cứng. Độ cứng lớp cao su rất cao để
cố định vỏ xe và không bị xoay vòng.
- Tanh vỏ: Tanh vỏ được lồng trong lớp cao su
phía trong, nhằm cố định chắc chắn vị trí của vỏ xe.
Các ưu điểm của vỏ đặc xe nâng hàng gồm:
-
Thường được dùng rất phổ biến do có độ cân bằng, ổn định cao; lắp đặt đơn giản.
-
Khả năng chống nắng, chống đâm thủng và chống mài mòn tốt.
-
Hơi không mất nhanh khi va phải vật sắc nhọn và thủng vỏ.
-
Loại bỏ được các yếu tố sinh nhiệt và ma sát.
-
Độ bám đường địa hình bằng phẳng và khúc cua tốt; ít phải thay thế, bảo dưỡng
xe.
-
Rãnh vỏ sâu nên có thể thoát được nước, bùn hay khi xe di chuyển ở địa hình có
độ dốc lớn.
-
Được tráng màng halobutyl hoặc clorobutyl làm ngăn không khí thẩm thấu ra bên
ngoài.
Tuy nhiên, vỏ đặc xe nâng thường có giá thành đắt hơn loại vỏ khác, khó sửa chữa và thay thế
Vỏ hơi xe nâng
Vỏ hơi xe nâng hay vỏ khí nén xe nâng là loại vỏ
bên trong có săm, dùng áp suất hơi để làm căng bề mặt vỏ. Vỏ có cấu tạo gồm các
thành phần chính như: vỏ vỏ, lớp đệm cao su, tanh vỏ. Loại vỏ này có giá thành
khá rẻ; sửa chữa và thay thế đơn giản, dễ dàng. Tuy vậy, vỏ lại dễ bị thoát
hơi, nguy hiểm khi xe chạy tốc độ cao và tuổi thọ sản phẩm thấp.
Tương tự như vỏ khí nén của xe ô tô con và xe
tải, vỏ khi nén của xe nâng có cấu tạo gồm:
- Phần gai vỏ còn gọi là hoa vỏ, vân vỏ thường
được cắt xẻ rãnh canh giữa để tăng độ bám trên đường. Loại kết cấu này giúp quá
trình di chuyển dễ dàng hơn, đặc biệt là trên những con đường có độ dốc lớn,…
- Hông vỏ là phần cao su có thể giãn nở khi tải
trọng nặng hoặc di chuyển trên địa hình khó. Hông vỏ có tính đàn hồi giúp đảm
bảo độ dao động của hàng hóa.
- Lớp lót cao su có tác dụng chặn nước, các dị
vật khác lọt vào trong, ngăn không cho lọt ra ngoài và săm xe tiếp xúc trực
tiếp với vành thép.
- Lớp bố đỉnh và lớp bố chính có cấu trúc theo
công nghệ Radial. Các lớp này sẽ bố trí theo hướng tâm giúp phân bố lực tốt
hơn. Đây là kiểu lớp bố vải tốt nhất hiện nay.
- Tanh vỏ: là phần kẹp chắc chắn giữa vỏ và mâm
xe nâng. Khi xe tải trọng càng lớn thì mâm xe càng to.
- Phần săm cao su phía trong cùng được bơm đầy hơi và kết nối với phía bên ngoài qua van khí. Vỏ cao su dạng hơi luôn cần được bơm đủ áp suất quan trọng để hạn chế hao mòn & duy trì độ bền.